Những chuẩn bị bỏ túi hữu ích cần thiết trước khi đi phượt

Chia sẻ kinh nghiệm du lịch xuyên Việt
Du Lịch Xe Máy – Theo kinh nghiệm du lịch xuyên Việt của dân du lịch “bụi”, nếu bạn có đủ sức khỏe cho chuyến đi dài ngày thì nên đi xe máy, sẽ tiện lợi cho bạn trong việc di chuyển đến các điểm tham quan, chụp ảnh… Còn không, bạn nên chọn đi du lịch bằng xe khách, tuy nhiên, nếu đi xe khách, đến các điểm Du lịch bạn vẫn phải thuê xe máy để đi khám phá, vì thường các điểm khám phá nằm cách xa trung tâm thị xã, thị trấn.
Một lịch trình cho chuyến đi xuyên Việt thì cỡ 10-12 điểm dừng như sau là hợp lý: Phan Thiết – Nha Trang – Đà Lạt – Quy Nhơn – Đà Nẵng – Hội An – Huế – Quảng Bình – Nghệ An – Hà Nội – Hạ Long là đã có thể trọn vẹn. Tốt hơn hết bạn mua một bản đồ, theo dõi lộ trình, đánh dấu những điểm cần đến để tiết kiệm thời gian và chi phí.
>>xem thêm tin liên quan:thuê xe phú quốc

 
Bản đồ dẫn đường cần thiết
Bạn phải chuẩn bị thật kỹ sức khỏe, hành trang gọn nhẹ và tân trang chiếc xe của bạn. Nếu đi 2 người, bạn nên sắp xếp cho gọn gàng hành lý, có thể bỏ phía trước hoặc ràng sau đuôi xe chứ đừng đeo vác sẽ rất nhọc cho chuyến đường dài. Nên đem theo áo đi mưa, găng tay…
Có một số kinh nghiệm như sau: với một chặng đường dài hơi, tốt nhất bạn nên phân bố một chương trình tham quan, khám phá phù hợp để giữ sức trong suốt chuyến đi. 
>>xem thêm tin liên quan:tour phú quốc
xe máy phượt
Theo lịch trình mà chúng tôi đưa ra phía trên, chặng dài nhất cũng chỉ vào khoảng 200 km, tương đương với 4 -5 giờ chạy xe. Cứ 4 giờ sáng khởi hành, đến khoảng 8 giờ, khi trời hửng nắng là bạn đã có mặt ở điểm đến mới, tìm phòng trọ rồi thăm thú từng nơi. Đi tour kiểu này, bạn có thể tự chủ động được thời gian và các điểm đến.Theo một số dân “bụi” đã từng xuyên Việt, nếu đi xe máy để khám phá, bạn chỉ mất khoảng 250.000 đồng/người cho một ngày. Bạn cũng nên xem trước đường đi của bạn có qua đèo không, hay chỉ đi đường bằng phẳng để tránh trường hợp đi ngang đèo, dốc cao vào buổi tối. Tốt hơn hết, bạn nên thường xuyên ghé lại hỏi thăm người dân địa phương ở hai bên đường về tình hình đoạn đường mà bạn sắp qua, xem có hiểm trở, khó đi không.
Bạn cũng phải dự trù sẽ đi bao lâu, ở mỗi nơi bạn sẽ đi các điểm tham quan nào? Bạn lưu lại mỗi nơi bao nhiêu ngày? Bạn cũng phải tính toán trước đoạn đường sẽ đi trong ngày, để luôn đổ xăng đầy trước khi bình cạn hoặc mỗi khi trời vừa tắt nắng là bạn đã đến được một thị trấn, thị xã hay thành phố nào đó để thuê phòng trọ nghỉ đêm. Lượt về, khi đã mệt mỏi thì bạn có thể đi bằng xe lửa Bắc-Nam, vừa được nghỉ trên tàu vừa được ngắm cảnh xung quanh. Bạn có thể tìm hiểu thêm một số thông tin về các quán ăn uống, các điểm tham quan cần đến ở các tỉnh. Nên ghi vào sổ để khi cần, bạn có thể tham khảo.
>>xem thêm tin liên quan:tour trọn gói phú quốc
Một số lưu ý bạn nên biết:
1- Tiền
 Cái này có vẻ như là nhiều bạn quan tâm nhất và các bạn có vẻ khá áp lực về việc “không có tiền” nên không đi được. Thực ra chi phí không quá nhiều như các bạn nghĩ nếu như các bạn biết tiết kiệm. Thậm chí đã có nhiều người vừa đi vừa xin sự giúp đỡ của người dân và cũng hoàn thành nhiệm vụ rồi.
Minh xin chia sẻ 1 công thức sau dể các bạn có thể dự trù chi phí cho mỗi lần lên kế hoạch đi chơi.
- Tiền xăng: (Tổng quãng đường / 100) x 2.5 x giá xăng = số tiền xăng. (2.5 là trung bình 100km bạn đi mất 2.5 lít cái này tùy xe) Mình đi chuyến này 2100km theo công thức thì hết khoảng hơn 1 triệu tiền xăng. thực tế nó cũng chỉ loanh quanh ý thôi
- Tiền ăn 3 bữa trung bình là 30k/ bữa => 1 ngày hết khoảng 90 - 100k tiền ăn, (Đi 7 ngày hết 700k)
- Tiền ngủ Giá nhà nghỉ ở VN trung bình khoảng 200k/ đêm 7 ngày thì ở khoảng 6 đêm => hết 1tr2
- Tiền nước nôi các kiểu 100k/ ngày (hơi hoang :)))
TỔNG: 1000k + 700k + 1200k + 700k = 3600k
 Đấy là dự tính nhưng thực tế lúc đi có nhiều phát sinh và nhất là tư tưởng đi chơi nên nhiều khi tiêu hoang. mình k nhớ chính xác mình tiêu hết bao tiền chuyến này nhưng cũng phải trên 5000k.
Nếu kinh tế dư giả các bạn cứ tính trung bình 1 ngày tiêu hết 1 triệu là thoải mái không phải lo.

2- Lịch trình
 Như đã nói ở trên mình sẽ đưa ra lịch trình của mình đi chuyến xuyên Việt đó, các bạn tham khảo và lựa chọn tùy biến tùy mục đích và sở thích của các bạn. Trong chuyến này mình chỉ đi theo đường biển với tiêu chí: chui các ngóc ngách có đường chạy men bờ biển bất chấp là đường đất, bê tông hay tỉnh lộ. Vừa tránh Quốc Lộ 1A quá tởm lợm, bụi bặm lại nguy hiểm, vừa ngắm cảnh và trải ngiệm những điều thú vị, bất ngờ không phải ai cũng gặp.
Lưu ý các bạn 1 ngày chỉ nên chạy nhiều nhất là 400km để đảm bảo sức khỏe, an toàn, trung bình thì chỉ nên khoảng 300km (với tốc độ 50km/h thì đi 300km cũng hết 6 tiếng rồi). Không nên chạy đêm, rất phí cảnh bên đường lại cực kì nguy hiểm.
>>>xem thêm tin liên quan:tour hạ long
3- Vật dụng cần thiết khi đi đường
Thường thì những ai đi xuyên Việt là cũng đã có khá nhiều kinh nghiệm đi chơi bằng xe máy trong những chuyến đi trước rồi nên cái này có vẻ hơi thừa nhưng mình cứ nói qua ở đây để các bạn mới đi có thể tham khảo áp dụng cho cả các chuyến đi ngắn.
- Xe máy (đương nhiên): bất cữ xe nào cũng có thể giúp các bạn hoàn thành hành trình của mình với điều kiện nó còn tốt, chạy ổn định và dầy đủ các bộ phận an toàn (phanh, đèn, xi nhan). Nhiều bạn khi xem clip của mình thì bày tỏ quan điểm “phải có xe cào cào như anh mới đi được” cái này hoàn toàn sai. Bản thân mình trước khi đủ điều kiện mua chiếc xe này cũng nhiều năm đi khắp Tây Bắc bằng chiếc Wave ghẻ. Chỉ có điều đi bằng xe tốt hơn sẽ có trải nghiệm tốt hơn, an toàn và thú vị hơn thôi. Các bạn lưu ý nên thay dầu sau mỗi 1000km đường đi để xe bảo đảm vận hành và phục vụ tốt nhé
- Đồ sửa xe: dù biết sửa hay không, khi đi đường các bạn vẫn nên chuẩn bị 1 bộ đồ nghề sửa xe gồm tô vít, kìm, mỏ lết cỡ nhỏ, cờ lê 1 số cỡ ốc thông dụng, bộ vá xăm, xăm dự phòng,  bơm, 1 cuộn dây thép nhỏ, 1 đoạn dây chun, 1 đoạn dây điện. Mình không thể kiểm soát tất cả những vấn đề gặp trên đường nhưng khi có đủ đồ nghề các bạn có thể tự sửa những cái lặt vặt hoặc nhờ sự giúp đỡ của người đi đường. Thật ra đường Xuyên Việt bây giờ đầy hàng sửa xe nên k cần quá lo lắng. Đặc biệt các bạn cần phải biết vá và thay xăm, cái này mang ra ông thợ sửa đầu ngõ xem ổng làm là biết thôi.
-  Giáp bảo hộ: hiện nay giáp bảo hộ đi xe máy bán rất nhiều trên các trang bán đồ cho dân “phượt” à giá không cao, để đảm bảo chân tay lành lặn khi có bất trắc các bạn nên đeo cái này mặc dù hơi vướng víu và mất thời gian nhưng đi đi đường có cái này sẽ cảm giác an tâm hơn.
- Mũ bảo hiểm: cần mang 1 chiếc mũ bảo hiểm loại tốt, tối thiểu nên dùng loại trùm tai còn dùng loại có cằm bảo vệ phía trước là đảm bảo nhất. Khi đi xe đường dài dùng mũ trùm tai sẽ tránh được gió thổi vào tai nên đỡ mệt và có thể chạy ở tốc độ cao hơn.
>>>>>xem thêm tin liên quan:tour sapa
- Điện thoại có 3G & Map hoặc máy định vị GPS: cái này sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong việc lọ mọ rẽ vào các đường tỉnh lộ, đường đát để tăng phần thú vị cho chuyến đi chứ cứ chạy đường quốc lộ thì chán chết.
- Máy ảnh: cái này nhắc cho đầy đủ chứ chắc giờ chẳng ai đi du lịch mà không mang máy ảnh cả :))
- Quần áo: mang vừa đủ cho hành trình của bạn, chỉ cần 1 bộ quần áo dài tay để đi đường và 3-5 bộ quần áo cộc mặc lót ở trong, mặc luân phiên và giặt trên đường đi, đừng nên mang quá nhiều chỉ tổ nặng,
- Áo mưa, áo chống nước: nếu có điều kiện các bạn nên mua loại quần áo chống nước được làm bằng vải 1 chiều vẫn thoát hơi từ trong ra nhưng lại cản mưa ngấm vào trong. Và vẫn nên thủ 1 bộ quần áo mưa để phòng trường hợp mưa quá to hoặc quá lâu thì quần áo chống nước vẫn bị ngấm đôi chút.
- Giày: nên đi 1 đôi giày vừa cứng cáp vừa êm ái. Vừa bảo vệ chân khi đi đường vừa không làm dau chân khi đi bộ, nên nhét trong balo 1 đôi dép xỏ ngón để dùng khi đi biển :v
- Khăn bịt mặt: theo kinh nghiệm của mình thì không nên dùng khẩu trang khi đi đường vì chun ở khẩu trang khi cài vào tai để lâu sẽ gây đau tai, vì thế các bạn nên dùng các loại khăn bịt mặt hoặc mũ ninja bán rất nhiều ở các cửa hàng đồ “phượt” vừa che bụi, che nắng lại không làm bạt gió gây khó thở khi đi tốc độ cao.
- Kính mắt: cái này cũng rất cần thiết nên dùng kính “dâm” :v
- Đồ ăn khô: cần phòng thủ 1 ít lương khô & bánh gì đó phòng trường hợp bất trắc, không cần mang quá nhiều vì giờ ở đâu cũng đầy người rồi.
>>>xem thêm tin liên quan:khách sạn 2 sao hồ chí minh
- Nước uống: sáng ra thủ chai nước 1 lít buộc ở xe là yên chí.
- Đóng gói hành lý: mình chia sẻ kinh nghiệm của mình khi đóng đồ, mình đi đâu cũng chỉ có 2 túi, 1 túi nhỏ đeo ở người chứa tất cả những đồ có giá trị, tiền, máy ảnh, điện thoại, ipad, v..v.. và nó là vật bất ly thân. 1 túi to chưa toàn bộ quần áo, đồ sửa xe,áo mưa và buộc chặt ở sau xe. Như thế là yên chí, đến đâu chơi thì cứ vứt xe cùng túi đồ to mà ít giá trị ở xe, còn đồ giá trị mang theo người. Với đồ buộc sau các bạn nên chuẩn bị 1 tấm nilon, áo mưa để trùm tránh ướt nhé.
>>>xem thêm tin liên quan:đọc truyện ma online
Mong rằng bài viết này của mình sẽ giúp ích cho chuyến đi của các bạn, hãy tranh thủ đi khi còn trẻ, còn nhiệt huyết vả càm nhận về đất nước Việt Nam để thấy tự hào vào yêu hơn về đất nước này. Thân ái & quyết thắng!